Bình Định được mệnh danh là vùng đất võ, vùng đất của văn chương và là nơi sinh ra nhiều hào kiệt, danh nhân văn hóa cách mạng của đất nước. Được thiên nhiên ưu ái mang tới những bãi biết hoang sơ, kỳ vĩ với vô vàng danh lam thắng cảnh. Sự trù phú về tự nhiên, đa dạng về văn hóa đã tạo cho vùng đất thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Chính vì thế, ẩm thực Bình Định cũng là một từ khóa mà nhiều du khách khi đến không thể bỏ qua. Cùng Bình Định Review khám phá những đặc sản nơi đây nhé!
Mục lục
1. Bánh ít lá gai
Bánh ít lá gai gai là loại bánh truyền thống của người dân Bình Định, bánh có hương vị rất riêng, được kết hợp hài hòa giữa vị ngọt của đường, vị bùi của đậu xanh, vị béo của dừa, cay cay của gừng, cùng với vị thơm của nếp dẻo và lá gai tạo nên một chiếc bánh gai tuyệt hảo. Bánh thường được dùng để ăn chơi, ăn trong các dịp lễ tết, cưới hỏi, đám giỗ, và dùng làm quà cho người thân, bạn bè.
Muốn ăn bánh ít lá gai thì bạn phải tìm về với xứ Tuy Phước- Bình Định, hương vị làm say lòng người. thứ bánh dân dã thơm ngon mà ngọt ngào, đậm đà quê hương. Hương vị đặc biệt của bánh đã tạo nên một trong những món ăn đặc sản Bình Định không thể thiếu trong danh sách ẩm thực Việt Nam.
2. Nem chả chợ huyện
Nem chả chợ huyện là một món ăn đặc sản trứ danh và là một biểu tượng cho nền văn hóa ẩm thực của miền đất võ Bình Định. Được gọi là nem chợ Huyện bởi nem được chế biến ở Tuy Phước gần chợ huyện. Không giống như những địa phương khác dùng lá chuối hoặc lá chum ruột để gói nem thì người Bình Định sử dụng là chuối non để gói. Chính vì điều này đã làm cho nem có đủ hương vị mặn, ngọt, dai đến béo, giòn… Nét đặc trưng và riêng biệt này đã chiếm được tình cảm của đông đảo thực khách trong và ngoài nước.
Đây là món ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày cho đến các dịp cưới hỏi, giỗ chạp của người dân Bình Định và là một trong những đặc sản được đem để làm quà. Bên cạnh đó, chiếc nem còn là một thú vui ẩm thực khi ăn kèm với những đêm hát tuồng thâu đêm suốt sáng.
3. Tré Bình Định
Tré Bình Định là một món ăn vô cùng độc đáo, lạ miệng ở đất võ Bình Định. Được làm từ 2 thành phần chính là thịt đầu heo và thịt ba chỉ heo theo tỉ lệ nhất định, rồi nêm thêm gia vị tẩm ướp gồm: mè, hạt tiêu, tỏi, muối riềng, đặc biệt là phần nêm nếm thính và bột nêm sao cho vừa vặn… Sau đó chúng được gói trong lá ổi già cho dậy mùi thơm.
Cuối cùng sẽ được bọc bên ngoài lớp rơm và dùng dây nilon quấn lại xung quanh bọc rơm, đặt chúng ở nơi khô ráo, tầm khoảng 2 – 3 ngày tré lên men và bắt đầu dậy vị chua nhẹ cùng vị thơm nồng của các gia vị là có thể dùng được.
Là món ăn chống ngán nên dù tré bình dân, mộc mạc là vậy nhưng nó lại trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người dân xứ này. Bất cứ ai có dịp ghé ngang qua Quy Nhơn hay Bình Định, người ta đều muốn mang những “nắm rơm cuốn 2 đầu” về làm quà cho người thân ở nhà. Món Tré có thể để trong ngăn mát tủ lạnh hàng tháng mà hương vị vẫn vẹn nguyên, từ đó mà món ăn này đã trở thành món quà độc đáo cho hầu hết mọi khách du lịch gần xa.
4. Rượu bàu đá
Rượu Bàu Đá là sự cộng hưởng của nhiều nhân tố. Đầu tiên đó là sự thừa hưởng dòng nước ngọt ngào của ngọn nguồn sông Kôn được ủ lạnh, lọc trong từ những hộc đá ngầm ở Vực Bà, Nước Miên, Nước Trinh, sông Kxôm, Hầm hô… Tiếp đến là sự khéo léo, cần mẫn của con người vùng “đất võ trời văn”. Sự cộng hưởng giữa thiên nhiên và tài hoa con người đã tạo nên thứ rượu đậm đà.
Rượu Bàu Đá (còn gọi Bầu Đá) có nồng độ rất cao, hơn 50 độ, uống nhanh say nhưng say rồi không thấy mệt. Muốn có rượu ngon, người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, gạo, men, dụng cụ nấu, cộng với kinh nghiệm gia truyền. Chỉ nguồn nước sông Kôn ngọt ngào mới cho ra loại rượu ngon, thơm và uống có hậu ấy (giới uống rượu dùng từ này chỉ cho loại rượu uống xong còn ngòn ngọt ở cổ). Khi nấu rượu, không dùng nồi nhôm mà dùng nồi đồng, nắp đậy nồi bằng đất nung; cất rượu bằng ống tre. Khi chưng cất không được vội vàng, phải dùng lửa liu riu mới vắt cạn được tinh chất gạo.
Rượu nước đầu trong vắt, rót sủi tăm, ực một cái thấy thót cả người, vừa cay, vừa ấm, vừa nồng, chạy đến đâu biết đến đó, như một luồng điện từ cổ xuống bụng và lan nhanh ra các mạch máu toàn thân. Rượu mới nấu nóng hôi hổi uống vào càng tuyệt. Có một điều lạ, dù có say ngất ngư, bạn có thể ngủ một giấc đến sáng mà không nhức đầu.
5. Mắm nhum Mỹ An
Mắm nhum Mỹ An trải qua thời gian vẫn là một trong những món ăn thượng hạng. Là ẩm thực độc đáo không chỉ với người dân xứ Nẫu mà còn với khách du lịch khi ghé thăm.
Nhum (còn được gọi là nhím biển, cầu gai) là loài hải sản sống rất nhiều tại các vùng biển miền Trung, chúng có họ hàng gần với các loại trai, sò.
Nói đến mắm nhum thì phải làm từ loài nhum ta có màu đen, sống tại vùng biển Mỹ An, Bình Định mới là ngon chuẩn bài.
Để làm mắm nhum, người ta cho thịt nhum vào chum sành rồi rắc muối hạt lên, chôn vùi dưới tro hoặc phơi nắng trong thời gian tối thiểu 10 ngày. Thịt nhum được làm chín một cách tự nhiên, hóa thành dạng đặc sệt và có màu vàng đỏ rất đẹp mắt.
Nếu bạn là tín đồ của các loại mắm thì chắc chắn khi đã thử mắm nhum rồi sẽ không bao giờ quên vì hương thơm ngào ngạt, khác biệt hẳn với các loại mắm khác của nó. Cộng với vị thơm béo từ thịt nhum làm cho món mắm càng trở nên ngon lành, hấp dẫn khó cưỡng.
6. Bún song thằn
Bún song thằn Bình Định hay có tên là bún song thần Bình Định có tên gọi là bún song thằn vì song là 2 mà thằn là dây. Vì bún có hình dạng một cặp dây nên được gọi là bún song thằn.
Sở dĩ có tên gọi “song thằn” vì khi làm bún, người ta thường bắt dây bún từng đôi một. Bún song thằn nổi tiếng nhờ có hương vị thơm ngon đặc biệt và có giá trị dinh dưỡng cao vì làm từ đậu xanh. Đậu xanh đem phơi nắng cho thật khô rồi đem ngâm nước lạnh độ 24 giờ cho nở đều mới đem xay. Việc xay bột là cả một nghệ thuật đòi hỏi kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Lúc xay phải tốn thật nhiều nước để cho bột lắng qua nhiều đợt, Việc xay bột phải dùng đến nước sông mới xuể, và phải là nước sông Kôn thật trong và mát.
Tương truyền các vua triều Nguyễn triệu thợ bún An Thái ra kinh đô Huế làm bún Song thằn nhưng không thành công vì nước sông Hương khác với nước sông Kôn. Trung bình 5 kg đậu sau nhiều lần xay, đãi, lắng lọc mới được 1,2 kg bột và làm thành 1kg bún, bởi vậy giá thành rất cao nên không thông dụng. Để bún được ngon, người thợ nhào bột cho đều với nước lạnh. Cái khó nhất là khâu nhào bột làm sao cho vừa, không khô mà cũng không nhão. Bún song thằn thường dùng để nấu với tôm, thịt nạc, ăn ngọt và mát. Hãy đến An Thái, thưởng thức tại chỗ một tô bún nấu với lòng gà và mua một vài kg làm quà giới thiệu đặc sản quê hương.
7. Bánh hồng
Nếu bạn chưa biết thì, bánh hồng cũng là một món đặc sản lâu đời của miền đất võ Bình Định bên cạnh bánh ít lá gai, bánh tráng nước dừa… Món bánh này vốn được coi là biểu trưng cho tin vui, thường xuất hiện vào dịp đặc biệt như đám cưới hỏi của người dân địa phương.
Tương tự như nhiều loại bánh truyền thống khác, nguyên liệu làm ra bánh hồng đều rất dân dã bao gồm gạo nếp, đường kính và dừa. Tại Bình Định có rất nhiều vùng làm bánh hồng. Nhưng chỉ riêng bánh hồng của thị trấn Tam Quan mới được đánh giá là đặc sắc hơn cả vì làm từ gạo nếp Ngự có tiếng thơm và dẻo.
Bánh không quá ngọt, lại vừa dẻo vừa dai dai, sần sật của dừa cũng như dậy thơm mùi nếp. Tuy nhiên, khi để ngoài ngoài không khí lâu bánh sẽ dần đanh lại, mất đi độ mềm lúc mới mua. Nếu có dịp ghé qua đất Bình Định cũng nên mua, ăn thử món bánh hồng này cho biết nhé, biết đâu lại nghiện.
8. Bún dây Hoài Nhơn
Nếu bạn chưa biết thì, bánh hồng cũng là một món đặc sản lâu đời của miền đất võ Bình Định bên cạnh bánh ít lá gai, bánh tráng nước dừa… Món bánh này vốn được coi là biểu trưng cho tin vui, thường xuất hiện vào dịp đặc biệt như đám cưới hỏi của người dân địa phương.
Tương tự như nhiều loại bánh truyền thống khác, nguyên liệu làm ra bánh hồng đều rất dân dã bao gồm gạo nếp, đường kính và dừa. Tại Bình Định có rất nhiều vùng làm bánh hồng. Nhưng chỉ riêng bánh hồng của thị trấn Tam Quan mới được đánh giá là đặc sắc hơn cả vì làm từ gạo nếp Ngự có tiếng thơm và dẻo.
Bánh không quá ngọt, lại vừa dẻo vừa dai dai, sần sật của dừa cũng như dậy thơm mùi nếp. Tuy nhiên, khi để ngoài ngoài không khí lâu bánh sẽ dần đanh lại, mất đi độ mềm lúc mới mua. Nếu có dịp ghé qua đất Bình Định cũng nên mua, ăn thử món bánh hồng này cho biết nhé, biết đâu lại nghiện.
9. Bánh tráng nước dừa
Bánh tráng nước dừa là một món ăn mang hương vị thơm ngon giòn tan đặc trưng. Bình Định được xem là quê hương nguồn cội của món bánh tráng, vì lịch sử ngày xưa tương truyền lại rằng: món bánh này được tạo ra trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt và khắc nghiệt.
Bánh tráng với hương dừa ngào ngạt thấm đậm trên từng sớ bánh. Bánh tráng nước dừa Bình Định dùng để ăn vặt, ăn kèm hoặc ăn chính cũng đều rất hợp lí. Loại bánh này không có một quy chuẩn ăn nào nhất định, vì bạn có thể thưởng thức hương vị của bánh tuỳ theo nhu cầu và sở thích của bạn.
10. Chả cá Quy Nhơn
Thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Bình Định có nguồn hải sản dồi dào không chỉ để xuất khẩu mà còn là nguyên liệu tạo nên những món ngon nức tiếng nơi đây. Trong đó có món Chả cá Quy Nhơn dai ngon nổi tiếng.
Được làm từ nguồn cá tươi rói của biển, chả cá sau khi làm hoàn tất vẫn giữ được độ ngọt và ngon từ nguyên liệu tươi mới. Với công đoạn chế biến khéo léo và sự hòa quyện của các gia vị, chả cá Bình Định mang trong nó một hương vị đậm đà, mà khi đã dùng thử cứ khiến cho người ta nhớ mãi.
Vì là vùng đất biển, người dân chọn cá làm chả luôn cẩn thận, tỉ mỉ, bảo đảm nguồn cá luôn tươi sống. Các công đoạn đòi hỏi chi tiết và thuần thục, như bỏ đầu, làm thật sạch ruột, sau đó ướp lạnh đến độ đông nhất định mới tách bỏ xương.
Để miếng chả ngon và thơm quánh mùi cá thì phải chọn đúng loại, có thể là cá thu, cá mối hoặc cá nhồng.
Chả cá Quy Nhơn là đại diện cho vẻ đẹp lao động của người dân nơi đây, không chỉ vì họ đã vất vả đánh bắt ngoài khơi mang về những mẻ cá chất lượng, mà còn bởi chả được chế biến thủ công cẩn thận.
Trên đây là các đặc sản mà Bình Định Review giúp bạn có được những món ngon và món quà giá trị mang đậm nét ẩm thực miền Trung. Chúc các bạn có kỳ nghỉ dưỡng tại Bình Định thật thú vị và vui vẻ nhé!